Kích thước : Dài 8 cm x Rộng 4 cm x Cao 10 cm
Khối lượng: 250g
Chất liệu : Đá lưu ly
Địa tạng vương Bồ Tát theo tiếng Phạn là Ksitigarbha, nghĩa của danh hiệu này là an nhẫn, bất động như đại địa, tư duy xâu xa kín đáo như kho tàng bí mật . Ngài là một vị bồ tát có hạnh nguyện cao cả, biết chúng sinh còn nhiều người sa chân vào chốn lầm than nên ngài xin nguyện xuống địa ngục cứu vớt chúng sinh, ngài thề nguyện rằng khi nào địa ngục còn có người đau khổ chưa được giải thoát thì ngài sẽ còn là bồ tát, chưa thể đắc quả vị Phật – “ Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật, chúng sinh tận độ, Phương chứng bồ đề” .
Tượng Địa Tạng Vương cưỡi đề thính thần thú thường được đặt thờ phổ biến trong các ngôi chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Tượng thờ luôn được chạm khắc theo cùng một quy tắc. Đó là pho tượng hiện thân vị Tỳ Kheo. Vì bản nguyện của vị bồ tát này là cứu thoát chúng sinh ra khỏi địa ngục, nên hình ảnh của Địa Tạng Vương bồ tát là con người giải thoát (xuất gia), luôn trong tư thế mặc pháp phục, mình khoác y hồng, có khóa y chỉnh tề. Đầu đội mão tỳ lư, tay cầm Tích trượng có sáu vòng tượng trưng cho lục đạo luân hồi. Tích trượng là một pháp khí do Phật chế ra.
Tay của Địa Tạng Vương bồ tát cầm Tích trượng, ý nghĩa rằng vị bồ tát này luôn dùng pháp thập nhị nhân duyên cảnh tỉnh chúng sinh. Tuy nhiên, muốn thấu rõ lý nhân duyên phải nhờ có ánh sáng trí tuệ. Đạo Phật quan niệm chúng sinh trầm luân mãi mãi bởi vô minh che lấp, không trông thấy pháp duyên sanh, nên cứ lẩn quẩn trong vòng luân hồi. Muốn phá được vô minh phải phát huy trí tuệ. Trí tuệ tăng trưởng thì vô minh sẽ lùi xa. Biểu thị của trí tuệ là viên Như Ý châu trong lòng bàn tay của Địa Tạng Vương bồ tát. Một tay cầm Như Ý châu, ngồi trên mình Đề thính.
Theo quan niệm, tay cầm hạt minh châu vì minh châu phát ra ánh sáng, có thể soi đường cho vị bồ tát vào cõi u minh, tăm tối để cứu vớt vong linh chưa được siêu thoát.
Con đề thính là vật cưỡi của Địa Tạng Vương Bồ Tát
Đề thính (đế thính) là con gì, sự tích đế thính: Truyền thuyết cho rằng đây là con chó mà biết nghe tiếng người.
Nguyễn Lê Trung